6 bước tìm lại đam mê và sự nghiệp ý nghĩa
Chán Việc? Mất Phương Hướng? 6 Bước Đột Phá Tìm Lại Đam Mê & Sự Nghiệp Ý Nghĩa

Bạn có?

  • Thường xuyên thức dậy với cảm giác nặng nề, chán chường khi nghĩ đến công việc?
  •  Mỗi ngày trôi qua là một cuộc chiến tinh thần để “lết” đến cuối giờ làm việc? 
  • Bạn cảm thấy mình đang lãng phí thời gian và năng lượng vào những việc vô nghĩa, không mang lại giá trị thực sự cho bản thân và xã hội?
  • Công việc hiện tại không có tiềm năng phát triển như bạn mong muốn
  • Hoặc công việc trước đây đã từng là điểm tựa vững chắc cho bạn, giờ đây không còn như bạn kỳ vọng

Nếu câu trả lời là “Có”, thì bạn không hề đơn độc! Rất nhiều người, ở một thời điểm nào đó trong cuộc đời, đã từng trải qua cảm giác tương tự. Công việc hiện tại trở nên nhàm chán, tẻ nhạt, thậm chí là chán ghét. Họ cảm thấy mơ hồ, hoang mang và mất định hướng cho hành trình sự nghiệp sắp tới.

Nhưng đừng lo lắng, đó không phải là dấu chấm hết! Đó là dấu hiệu cho thấy bạn sắp bước vào một thời kỳ chuyển đổi. Một giai đoạn quan trọng để bạn nhìn lại bản thân, đánh giá lại những gì mình thực sự mong muốn, và tìm kiếm một con đường sự nghiệp ý nghĩa và phù hợp hơn.

Tôi Đã Từng Như Bạn…

Tôi hiểu rõ những gì bạn đang trải qua. Bởi vì tôi cũng đã từng ở trong hoàn cảnh tương tự. Tôi đã từng “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, tôi làm việc không có ngày nghỉ, thậm chí làm xuyên đêm suốt sáng. Tôi đã từng cảm thấy mình như một cỗ máy, ngày ngày lặp đi lặp lại những công việc mà không thực sự tìm thấy ý nghĩa và giá trị từ đó

Thời điểm dịch covid tràn tới, công việc của tôi bị dừng lại, cũng là dịp để tôi tự nhìn lại hành trình những năm làm việc điên cuồng của mình. Tôi chợt nhận ra mình không hiểu giá trị của những việc đang làm, không cảm thấy yêu thích, không mang lại cho tôi sự phát triển và ý nghĩa, tôi không biết mình là ai? nên làm gì tiếp theo? … Tôi rơi vào trạng thái mất phương hướng, mơ hồ bởi những gì đã qua và những gì sắp tới

Tôi nhận ra rằng mình không thể tiếp tục sống như vậy được nữa. Tôi cần phải thay đổi. Tôi cần tìm lời giải cho những băn khoăn trong đầu mình. Tôi cần phải tìm ra một công việc mà tôi thực sự đam mê, một công việc mà tôi có thể cống hiến hết mình và tạo ra những giá trị tốt đẹp cho xã hội.

Và hành trình tìm kiếm đó đã đưa tôi đến bước ngoặt trong sự nghiệp và cũng là bước ngoặt cho cuộc sống. Đến thời điểm này, tôi thấy đây là một giai đoạn cực kỳ quý giá và tuyệt vời. Bởi nó đã mang lại cho tôi cơ hội khám phá ra những tiềm năng đích thực bên trong mình, được sống trọn vẹn với đam mê và hoài bão, và tạo ra những giá trị tốt đẹp cho xã hội.

6 Bước Đột Phá Tìm Lại Đam Mê & Sự Nghiệp Ý Nghĩa

Vậy, làm thế nào để vượt qua giai đoạn này và tìm đến đúng con đường dành cho bạn? Dưới đây là 6 bước đột phá mà bạn có thể áp dụng:

Bước 1: Tạm Dừng Lại & Lắng Nghe Trái Tim

  • Tạm dừng lại những nỗi lo công việc: Đừng cố gắng “gồng mình” lên để tiếp tục làm những công việc mà bạn không hề yêu thích. Hãy cho phép mình được nghỉ ngơi, thư giãn, và tạm quên đi những áp lực, căng thẳng.
  • Dành thời gian làm việc với chính mình: Hãy tìm một nơi yên tĩnh, nơi bạn có thể tập trung suy nghĩ và lắng nghe trái tim mình. Đặt ra những câu hỏi quan trọng:
    • Điều gì mình thực sự mong muốn trong cuộc sống?
    • Mình muốn trở thành người như thế nào?
    • Mình muốn cống hiến cho xã hội những gì?

Bước 2: Vẽ Nên Bức Tranh Công Việc Lý Tưởng

  • Bạn muốn một công việc trông như thế nào (chưa cần biết là việc gì)? Đừng giới hạn bản thân vào những công việc cụ thể mà bạn đã biết. Hãy thoải mái mơ ước và vẽ nên một bức tranh công việc lý tưởng:
    • Bạn muốn làm việc ở đâu (văn phòng, tại nhà, du lịch…)?
    • Bạn muốn làm việc với ai (đồng nghiệp, khách hàng)?
    • Bạn muốn làm những công việc gì hàng ngày?
    • Bạn muốn có mức thu nhập như thế nào?
    • Bạn muốn công việc đó mang lại cho bạn những giá trị gì (sự tự do, sáng tạo, ổn định, giúp đỡ người khác…)?
  • Đạt được những tiêu chuẩn gì? Hãy xác định những tiêu chí quan trọng mà bạn muốn công việc đó đáp ứng:
    • Mức độ phù hợp với giá trị cá nhân.
    • Khả năng phát huy thế mạnh.
    • Cơ hội học hỏi và phát triển.
    • Mức độ ổn định và an toàn.
    • Khả năng tạo ra tác động tích cực.

Bước 3: Khám Phá Nền Tảng Độc Nhất Bên Trong Bạn

  • Phân tích bản thân để tìm ra đam mê, thế mạnh, những bài học, kinh nghiệm, trải nghiệm: Đây chính là nền tảng độc nhất mà chỉ bạn mới có. Hãy tự hỏi mình những câu hỏi sau:
    • Bạn đam mê điều gì? Điều gì khiến bạn cảm thấy hứng thú và tràn đầy năng lượng?
    • Bạn giỏi nhất ở lĩnh vực nào? Bạn có những kỹ năng và kinh nghiệm gì đặc biệt?
    • Bạn đã từng trải qua những khó khăn, thử thách gì? Bạn đã học được những bài học gì từ những trải nghiệm đó?
    • Bạn có những sở thích, thú vui gì? Bạn thích làm gì trong thời gian rảnh rỗi?
    • Điều gì bạn có thể làm quên thời gian?
    • Nếu không phải suy nghĩ về vấn đề tài chính, bạn sẽ làm gì?

Tham khảo thêm tài liệu 5 bước xây dựng nền tảng độc nhất

  • Ghi lại tất cả những gì bạn tìm được: Đừng bỏ qua bất kỳ chi tiết nào, dù nhỏ nhất. Bởi vì đôi khi, chính những điều nhỏ nhặt lại có thể trở thành chìa khóa mở ra cánh cửa sự nghiệp mà bạn hằng tìm kiếm.

Bước 4: Học Tập & Mở Rộng Kiến Thức

  • Học mà những thứ bạn cảm thấy cần học, muốn học: Đừng ép buộc bản thân phải học những kiến thức khô khan, nhàm chán. Hãy lựa chọn những lĩnh vực mà bạn cảm thấy hứng thú và phù hợp với mục tiêu của mình.
  • Cho phép bản thân mở lòng trải nghiệm: Đừng ngại thử những điều mới mẻ, dù bạn cảm thấy chúng có vẻ xa lạ hoặc khó khăn. Bởi vì chỉ khi trải nghiệm, bạn mới biết được điều gì thực sự phù hợp với mình.
  • Tham gia các khóa học, hội thảo, sự kiện: Đây là cơ hội tuyệt vời để bạn học hỏi kiến thức mới, kết nối với những người cùng chí hướng, và mở rộng mạng lưới quan hệ.

Bước 5: Lên Ý Tưởng & Triển Khai

  • Lên ý tưởng: Dựa trên những gì bạn đã khám phá ở các bước trên, hãyBrainstorming càng nhiều ý tưởng càng tốt về những công việc, dự án, hoặc hướng đi sự nghiệp mà bạn có thể theo đuổi.
  • Làm tất cả những gì có thể để triển khai ý tưởng: Đừng chỉ dừng lại ở việc suy nghĩ. Hãy bắt tay vào hành động ngay lập tức. Hãy tìm hiểu thông tin, kết nối với những người có kinh nghiệm, và thử nghiệm những ý tưởng của bạn.
  • Học những gì cần thiết để ý tưởng của bạn được thực thi: Đến giai đoạn này, bạn sẽ biết mình cần học những gì để biến ý tưởng thành hiện thực. Hãy tập trung vào việc học những kiến thức và kỹ năng cần thiết, thay vì học lan man, không có mục đích.
  • Cho phép bản thân cơ hội trải nghiệm để tìm ra con đường phù hợp với mình: Đừng ngại thất bại. Hãy coi mỗi thất bại là một bài học kinh nghiệm quý giá, giúp bạn tiến gần hơn đến thành công.

Bước 6: Tập Trung & Phát Triển Dài Hạn

  • Khi đã tìm ra ý tưởng bạn có thể thực hiện về dài hạn, hãy dồn những nguồn lực cần thiết để thực hiện: Đừng “đứng núi này trông núi nọ”. Khi bạn đã tìm thấy một ý tưởng thực sự phù hợp với mình, hãy tập trung toàn bộ nguồn lực (thời gian, tiền bạc, năng lượng…) để biến nó thành hiện thực.
  • Tìm những người thầy, những cố vấn có thể giúp bạn làm nhanh hơn, tốt hơn: Hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người đã thành công trong lĩnh vực mà bạn muốn theo đuổi. Họ có thể chia sẻ kinh nghiệm, đưa ra lời khuyên, và giúp bạn tránh được những sai lầm không đáng có.
  • Bạn không nhất thiết phải bỏ công việc hiện tại: Thay vào đó, hãy bắt đầu cho phép mình bước vào những cơ hội mới, khám phá những lĩnh vực mới, và xây dựng những mối quan hệ mới. Đến thời điểm phù hợp, khi bạn đã cảm thấy đủ tự tin và sẵn sàng, bạn có thể quyết định đi vào con đường mới.

Điều cần lưu ý trong giai đoạn này

  • Hãy mở lòng đón nhận những cơ hội mới: Bấy lâu nay bạn đã giam mình trong một chiếc hộp cũ kỹ. Bây giờ, khi chiếc hộp ấy không còn phù hợp, hãy mạnh dạn bước ra bên ngoài, hãy say YES ở giai đoạn tìm kiếm ý tưởng, cho phép mình thử nghiệm những lĩnh vực mới, vai trò mới. Hoặc nếu bạn đang có một “vấn đề đau đầu” nào đó, hãy tập trung giải quyết nó
  • Hãy dám hành động một cách “phi lý trí, phy logic” Tôi đang muốn nói đến sức mạnh của trực giác, của những mách bảo từ bên trong, của những dẫn dắt đúng đắn đến tương lai. Logic và lý trí của chúng ta chỉ có thể phân tích những dữ liệu từ quá khứ tới hiện tại, và gần như không thể đoán biết được tương lai, nhưng trực giác của chúng ta lại hoàn toàn ngược lại, chúng sẽ chỉ dẫn chúng ta tới những quyết định đúng đắn mà có thể hiện tại bạn không thể biết được mình sẽ được dẫn tới đâu. nếu đây là lần đầu tiên bạn nghe tới điều này, có thể bạn sẽ băn khoăn và hoài nghi. Nhưng hãy mạnh dạn thử nghe theo cảm nhận của trái tim, của những thứ mà bạn cảm thấy hào hứng nhưng đầy lo sợ…Bạn sẽ bước tới một nơi hoàn toàn mới đó (tôi sẽ có thêm một số bài chia sẻ về chủ đề này trong thời gian tới)
  • Nỗi sợ và hoài nghi sẽ xuất hiện, nhưng hãy bước qua chúng, qua đám mây mờ sẽ là bình minh rực rỡ: Bạn sắp bước khỏi vòng an toàn, bản năng của bạn sẽ lên tiếng để báo cho bạn biết điều đó. Nỗi sợ sẽ xuất hiện, hoài nghi sẽ xuất hiện. Đó là dấu hiệu tốt. Điều cần làm không phải là xóa bỏ nỗi sợ, mà chúng ta hãy học cách nhận diện, chuyển hóa và khiêu vũ cùng với nỗi sợ của mình

Tôi đã từng trải qua những giai đoạn mơ hồ, vô định, hoài nghi và rồi tìm được con đường sự nghiệp nơi tôi được thực sự sống- tôi gọi đó là sự nghiệp tinh hoa, bạn có thể tham khảo về hành trình của tôi TẠI ĐÂY

Lời Chúc Từ Tận Đáy Lòng

Nếu bạn đang trong giai đoạn này, tôi xin chúc mừng bạn! Bởi vì bạn đang đứng trước cơ hội thay đổi cuộc đời mình. Nếu bạn cho phép bản thân đối diện với những khó khăn, thử thách, và kiên trì theo đuổi đam mê, chắc chắn rằng bạn sắp bước vào một bước ngoặt lớn trong sự nghiệp của mình!

Hẹn gặp lại bạn ở phiên bản tiếp theo, tôi mong được thấy bạn ở một phiên bản hoàn toàn mới, tỏa sáng của chính bạn!

Bạn đã sẵn sàng để tìm lại đam mê và xây dựng một sự nghiệp ý nghĩa? Hãy bắt đầu ngay hôm nay! Chia sẻ bài viết này với những người bạn tin rằng sẽ được truyền cảm hứng và động lực nhé