Làm Thế Nào Để Khỏi Hẳn Bệnh Đau Dạ Dày Mãi Mãi Trong 1 Nốt Nhạc?

Mục Lục

Bệnh Đau Dạ Dày Là Gì ?

Bệnh đau dạ dày, hay còn gọi là bệnh đau bao tử là chứng bệnh mà rất nhiều người mắc phải, chứng bệnh này xuất hiện ở hầu hết mọi lứa tuổi từ tuổi vị thành niên trở đi (khoảng từ trên 13 tuổi), và tập trung nhiều nhất vào lứa tuổi trung niên (từ khoảng 30 – 45 tuổi), phụ nữ mắc bệnh dạ dày nhiều hơn nam giới.

Bệnh đau dạ dày, cần hiểu đúng là “hội chứng đau ở dạ dày”, lý do là người bệnh sẽ cảm thấy cơn đau ở dạ dày, trên thực tế bệnh có thể là nhiễm khuẩn HP, viêm loét dạ dày, ngộ độc thức ăn, nhạy cảm với các thành phần của thức ăn, vv

Cũng có thể nói đúng hơn là, “đau dạ dày” là một biểu hiện. Để tìm ra đúng điều gì đang diễn ra với dạ dày của mình, bạn nên đi khám chuyên khoa để có kết luận chính xác nhất.

Trong phần này, chúng ta sẽ thảo luận về chứng đau dạ dày kinh niên, đau dạ dày nhiều năm không khỏi, mặc dù đã đi khám và điều trị thuốc vẫn không khỏi, hay là chứng đau dạ dày dai dẳng

Đây là một phần nằm trong cuốn sách đang được biên soạn và dự kiến sẽ xuất bản trong năm nay, cuốn sách có tên dự kiến là “Sức khỏe thần tiên – Con đường chuyển hóa để sống khỏe, không bị dày vò bởi bệnh tật”. Nếu bạn muốn được đọc bản thảo của cuốn sách này cũng như sở hữu bản in sau khi sách được xuất bản, hãy đăng ký tại đây.

 

Sự Khó Chịu Của Bệnh Đau Dạ Dày

Đau dạ dày tạo ra cảm giác khó chịu cho người bệnh, gây ra sự mất tập trung và làm giảm chất lượng cuộc sống. Những cơn đau dai dẳng và đau theo từng cơn tạo ra trải nghiệm khó khăn, nỗi khổ mà chỉ có người bị đau dạ dày mới hiểu

Bản thân Phương Hà bị bệnh đau dạ dày từ những năm học cấp 2, và trong gia đình không chỉ mỗi Phương Hà mắc chứng bệnh này, mà ngay cả mẹ cũng bị.

Chứng bệnh này thường không xuất hiện một mình, đôi khi còn đi kèm với chứng đầy hơi, chướng bụng và hội chứng viêm ruột kích thích, nó đeo bám dai dẳng theo Phương Hà tới hơn chục năm trời.

Chúng không chịu từ bỏ sự đeo bám mặc dù Phương Hà đã nỗ lực rất nhiều để chữa, đã thử các loại thuốc đông y cũng như tây y, đã tới thăm khám ở các bệnh viện lớn nhỏ.

Vậy làm thế nào để Phương Hà có thể chữa khỏi hẳn chứng bệnh này cho chính mình, cũng như cho nhiều người khác trong những năm gần đây ? 

 

Cách Chữa Bệnh Đau Dạ Dày

Trước tiên chúng ta hãy bắt đầu với những kiến thức cơ bản mà Phương Hà đã từng chia sẻ với các bạn trong các buổi chia sẻ trực tuyến qua Zoom về chủ đề sức khỏe (Những kiến thức này sẽ được chi tiết hóa để các bạn dễ hiểu hơn trong nội dung của cuốn sách được đề cập bên trên, đối với phần này Phương Hà chỉ nhắc lại để các bạn có căn cứ đầu tiên cho việc hiểu và áp dụng)

Trước hết chúng ta cần hiểu đúng về việc chữa bệnh, đó là chúng ta không chữa bệnh đau dạ dày, mà chúng ta đang phục hồi sức khỏe. Tại sao nói như vậy ? Bạn hãy thử nghĩ xem, nếu chúng ta chữa bệnh đau dạ dày thì chúng ta sẽ lành bệnh, có phải bệnh đau dạ dày vẫn còn ? chữa bệnh đau dạ dày là làm cho bệnh đau dạ dày lành, tương tự như khi bạn nói “sửa xe” thì sau khi sửa chữa bạn vẫn còn chiếc xe.

Đây là một kiến thức rất quan trọng, liên quan tới cách hoạt động của tiềm thức của bạn, chính vì thế bạn hãy tâm niệm rằng bạn đang phục hồi sức khỏe khỏi chứng đau dạ dày, thì sau khi phục hồi bạn sẽ có sức khỏe.

Đối với một người luôn luôn khỏe mạnh, thì trong đầu họ sẽ không có sự tác động của từ “bệnh”, thay vào đó chỉ có sự vận hành của từ “khỏe”.

Từ đây bạn sẽ làm quen với một khái niệm mới hoàn toàn, có thể bạn sẽ ngỡ ngàng, không sao cả, giống như bạn, Phương Hà cũng rất ngỡ ngàng trước những điều mới mẻ, đó là khái niệm: tinh thần khỏe mạnh.

Phương Hà đã từng chia sẻ với bạn về vòng tròn cuộc sống, tâm của vòng tròn được gọi là “tâm thức”, vòng tròn bên ngoài tâm thức là cơ thể vật lý, và các vòng tròn xa hơn nữa là các đối tượng bên ngoài có liên hệ với bạn trực tiếp hoặc gián tiếp.

Đặc điểm của vòng tròn này là sự chi phối từ bên trong ra bên ngoài, có nghĩa là tâm thức chi phối cơ thể vật lý, và biểu hiện của sự chi phối chính là sự kiện mà bạn có thể hình dung được, ví dụ: bạn khát nước thì cơn khát thuộc vào tâm thức, bạn đi lấy nước để uống thì đó là cơ thể bạn đang được tâm thức chỉ đạo “đi lấy nước để uống, để giải tỏa cơn khát” và kết quả là “bạn đi lấy nước”, “bạn lấy được nước để uống”, hoặc “bạn không lấy được nước để uống”, vv

Điều này có ý nghĩa gì đối với chứng bệnh đau dạ dày của bạn ? Đó là, đau ở dạ dày là sự chỉ đạo của tâm thức, nó biểu hiện thành cơn đau để nhắc nhở bạn một điều gì đó, bạn cần quan tâm tới nó và đáp ứng “cơn khát” của nó.

  • Có thể ở nơi đó đang bị virus HP tấn công, mà nguyên nhân bị HP tấn công cũng đến từ một cơn khát nào đó ở tâm thức
  • Có thể bạn đang phân phối năng lượng không đồng đều, bạn đang lấy bớt năng lượng cần phải tiêu hao ở dạ dày để sử dụng vào mục đích khác, ví dụ như suy nghĩ, trường hợp này hay xảy ra đối với những người suy nghĩ nhiều, tham vọng lớn, áp lực nặng nề, vv
  • Cũng có thể là bạn đang ép buộc dạ dày làm việc quá sức, hoặc ép buộc dạ dày phải tiêu hóa những đồ ăn không phù hợp

Và cơn đau là báo hiệu của tâm thức, về mặt bản chất mà nói thì nó giống như “một cơn khát” mà thôi.

Tất cả những gì bạn cần làm để chữa khỏi bệnh đau dạ dày là hãy quan tâm đúng mức tới nơi mà tâm thức muốn bạn quan tâm

Những Thói Quen Cần Thay Đổi Để Khỏi Hẳn Bệnh Đau Dạ Dày

 

Tuy nhiên, thực tế hay diễn ra là gì ? Đó là chúng ta có một thói quen không hay cho lắm, đó là thói quen khó chịu với tất cả những gì gây ra sự khó chịu cho chúng ta, chúng ta khó chịu với những đối tượng đem đến sự không hài lòng cho chúng ta, và ở đây chúng ta đang khó chịu với cái dạ dày đau đớn, hoặc chúng ta khó chịu với chính cơn đau ở dạ dày.

Điều này cũng rất bình thường, Phương Hà cũng từng giống như bạn, và nó cũng là một điều tự nhiên ở con người, do quá trình tiến hóa để sinh tồn tạo ra mà thôi, bây giờ bạn biết điều này rồi thì bạn nên điều chỉnh thái độ của mình với cơn đau ở dạ dày, điều chỉnh thái độ của mình đối với cái dạ dày bị đau, và điều chỉnh thái độ của mình với tâm thức của chính mình

Đâu là những thái độ đúng đắn bạn nên có, đó là: thoải mái, vô tư, trân trọng, biết ơn, yêu thương. Bạn chỉ cần có ít nhất một trong các loại thái độ nêu ở đây thì tiến trình phục hồi sức khỏe đã được kích hoạt rồi.

“Khó chịu là bản năng, thoải mái là tu dưỡng”, đây là điều Phương Hà muốn nhắc nhở bạn, kể cả khi bạn được hướng dẫn thực hành trực tiếp từ Phương Hà hoặc các cộng sự do Phương Hà đào tạo thì phần tiếp theo vẫn phải là chính bạn duy trì sự luyện tập hàng ngày, sự luyện tập kiên trì sẽ cải tạo thói quen phản ứng của bạn.

Thay đổi sự phản ứng, từ thái độ khó chịu, phàn nàn, trách móc, tự trách, hối hận, tiếc nuối, vv sang thái độ thoải mái, bình an, biết ơn, trân trọng, yêu thương, hài hòa, mang tính xây dựng là một tiến trình để tự bạn lột xác, thay đổi con người thành con người sống thăng hoa hơn, khỏe mạnh hơn, hạnh phúc hơn, đủ đầy hơn, đương nhiên chứng đau dạ dày sẽ biến mất khỏi tiến trình này.

Có nhiều bài tập để bạn tham khảo và ứng dụng, những bài tập này sẽ được phân bổ xuyên suốt nội dung quyển sách, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của bạn, và bạn có thể bắt đầu với bài tập đơn giản nhất, chính là bài tập thư giãn chủ động có tên là “thiền chuyển hóa”, bài tập này đã được Phương Hà ghi âm và xuất bản trên kênh Youtube của Phương Hà.

Có thể bạn đang phân vân, liệu có loại thuốc nào giúp bạn khỏi hẳn chứng bệnh đau dạ dày này không ?

Nói về thuốc, thì thuốc được xem là một trong các phương tiện điều trị, thuốc giúp bạn tiết kiệm thời gian và sự bận tâm. Tuy nhiên, nếu bạn đã từng đi điều trị ở nhiều nơi và sử dụng nhiều loại thuốc, chắc hẳn bạn cũng từng được nghe đến ba chữ “hợp cơ địa” hoặc cũng từng biết đến những trường hợp khỏi được bệnh do “hợp thầy hợp thuốc”, có lẽ nào vì điều này mà bạn vẫn tiếp tục tìm kiếm thầy và thuốc ?

Có một bí mật ở đây mà bạn nên biết, đó là sự “hợp thầy hợp thuốc” đó chính là sự phù hợp trạng thái tâm thức khi bạn gặp được một vị thầy thuốc hoặc một đơn thuốc nào đó, đó là trạng thái tâm thức dương, tức là tâm thức có những phản ứng tốt đẹp nêu trên, thuốc sẽ có công hiệu.

Cũng không loại trừ nếu bạn muốn sử dụng thuốc, tuy nhiên bạn không nên lạm dụng hoặc ỷ lại vào thuốc, sự lạm dụng và ỷ lại vào thuốc (hoặc bác sĩ) cũng là một thái độ chưa đúng đắn, hãy chỉ nên xem đó như là phương tiện giúp bạn phục hồi sức khỏe mà thôi.

Đối với chứng bệnh đau dạ dày, một loại thảo dược thường được sử dụng, không gây ra phản ứng phụ nếu dùng với một lượng vừa đủ, đó chính là tinh nghệ (curcumin), bạn có thể tham khảo cách sử dụng tinh nghệ tại đây.

Và những điều bạn nên làm, và cần làm để cải thiện và phục hồi sức khỏe của bạn, đó chính là thay đổi thói quen sinh hoạt, bao gồm thói quen ăn uống, thói quen làm việc, thói quen nghỉ ngơi của bạn, những thói quen này sẽ được thảo luận chi tiết ở các chương tiếp theo trong cuốn sách Sức khỏe thần tiên.

Cảnh Báo

 

Phương Hà từng gặp nhiều người rất “uyên bác” trong các liệu pháp phục hồi sức khỏe, nhưng vẫn không khỏe, đó là những người chỉ đọc cho biết, không có ứng dụng hoặc ứng dụng hời hợt.

Tin rằng bạn sẽ không muốn mình trở thành người như vậy.

Khó khăn bạn có thể gặp phải, đó là những băn khoăn “không biết bắt đầu từ đâu”, hoặc “không biết nên làm những gì”, và nó sẽ có thể cản trở, làm bạn bỏ cuộc.

Phương Hà có một lời khuyên dành cho bạn: Hãy ý thức về sự đau khổ và dày vò của chứng bệnh đau dạ dày mà bạn đang mang trên người, bạn sẽ có động lực thôi thúc bạn tìm ra cách phù hợp để thoát khỏi chúng, có thể bạn sẽ mất hơn mười năm như Phương Hà đã từng, cũng có thể bạn chỉ mất vài tuần nếu có sự hướng dẫn của người đã thành công, dù thời gian là bao lâu thì bạn cũng sẽ khỏe mạnh.

Đối với những gì Phương Hà chia sẻ ở đây, bạn có thể tự mình lên một danh sách những việc cần làm, ở dạng checklist, và hãy bắt tay vào để thực hành.

làm thế nào để chữa khỏi bệnh đau dạ dày

Bài Viết Mới

Khóa Học Mới