Hạnh phúc gia đình là điều mà ai cũng đều mong muốn trong cuộc sống.
Đôi khi chúng ta tự lừa dối bản thân mình rằng tôi ổn, tôi không cần hạnh phúc gia đình. Nhưng đó cũng chỉ là những biểu hiện của một tâm hồn tổn thương. Sâu thẳm trong mỗi chúng ta, ai rồi cũng đều mong muốn hạnh phúc.
Hạnh phúc gia đình trong đầu bạn trông như thế nào?
Trước khi đi sâu hơn vào chủ đề chính. Chúng ta sẽ cần làm rõ khái niệm về hạnh phúc gia đình.
Chúng ta nghe nói về hạnh phúc gia đình khắp nơi, nhưng đã bao giờ chúng ta thực sự rõ ràng về sự hạnh phúc mà mình đang nói tới chưa?
Để trả lời cho câu hỏi này, tôi sẽ đặt cho bạn câu hỏi: Hãy mô tả về hạnh phúc gia đình mà bạn đang hình dung?
Nếu tôi không nhầm thì, bức tranh của tôi sẽ không hoàn toàn giống bức tranh của bạn. Những điều tôi mong muốn, có thể sẽ khác với điều bạn mong muốn. Dưới đây là những chi tiết mà tôi đã vẽ nên. Hãy xem còn điều gì bạn muốn bổ sung không nhé!
Đối với tôi, gia đình hạnh phúc là:
Những hiểu biết quan trọng để xây dựng hạnh phúc gia đình
Hiểu rằng, gốc rễ tạo nên hạnh phúc gia đình xuất phát từ tâm thức hạnh phúc.
Khẳng định đầu tiên mà tôi có thể chắc chắn với bạn đó là: Nếu chúng ta chưa có gia đình hạnh phúc. Thì đó là bởi chúng ta chưa có tâm thức hạnh phúc
Cho dù bạn đang cố gắng rất nhiều để xây dựng gia đình hạnh phúc, nhưng nếu tâm thức bạn đang có chứa sẵn những phầm mềm độc hại, những khuôn mẫu sai lầm về hạnh phúc gia đình. Thì mọi nỗ lực của bạn sẽ khó lòng được như mong muốn.
Thế giới bên trong tạo ra thế giới bên ngoài. Thế giới bên ngoài chỉ đơn giản là sự phản chiếu của những gì bên trong tâm thức ta.
Nói cách khác: Những trải nghiệm mà chúng ta gặp bên ngoài là kết quả, trong khi nguyên nhân thực sự lại nằm trong tâm thức.
Tâm thức chúng ta bao gồm: Những thói quen suy nghĩ, thói quen cảm xúc, những niềm tin và khuôn mẫu tư duy. Những thứ nằm trong tâm thức sẽ tác động lên lời nói và hành động của chúng ta, từ đó tạo ra kết quả. Những thứ nằm trong tâm thức cũng thu hút về những điều tương tự.
Một ví dụ đơn giản về sự vận hành này đã được đúc rút trong câu nói của ông bà ta để lại “Ghét của nào, trời trao của nấy”. Đó là bởi trong tâm thức của chúng ta có thứ ta ghét, vì vậy mà chúng ta sẽ thu hút về điều kiện, con người…gây nên điều mà ta ghét
Khi thực hiện những cuộc nói chuyện về gia đình hạnh phúc, tôi đã gặp rất nhiều câu chuyện dở khóc dở cười như ví dụ cho quy luật này như:
- Chị ghét người hút thuốc lá, ấy vậy mà lấy vào đúng ông chồng hút thuốc
- Chị ghét những người ngoại tình, và rồi rui rủi thế nào sau này chính chồng của chị lại ngoại tình.
- …
Thông thường, chúng ta sẽ cố gắng tìm cách thay đổi kết quả bên ngoài như thuyết phúc, gây áp lực để chồng bỏ thuốc hay không được ngoại tình nhưng những cách này thường không hiệu quả và thực sự giúp cho hạnh phúc gia đình được bền vững.
Gia tăng sự hiểu biết về quy luật tâm thức này, giúp chúng ta tìm ra nguyên nhân nào nằm trong tâm thức đang tạo ra tình trạng không hạnh phúc của mình hiện tại. Từ đó thay thế bằng tâm thức mới. Theo cách này, hạnh phúc gia đình mới được thực sự kiến tạo và bền vững.
Không chỉ trong lĩnh vực hạnh phúc gia đình, khi có sự hiểu về quy luật vận hành của tâm thức, chúng ta có thể làm chủ cuộc sống của mình trên mọi phương diện.
Theo dõi kênh youtube để đón nghe những podcast về chủ đề : Xây dựng cuộc sống hạnh phúc và thành đạt được phát sóng vào 19h30 tối thứ 7 hàng tuần.
Hiểu biết tiếp theo cần biết là: Điều gì càng cố giữ càng dễ mất, càng sợ mất- càng dễ mất.
Hiểu biết này hoàn toàn là hệ quả của hiểu biết số 1
Có câu chuyện nọ của một người chị mà tôi biết, chị vốn là người phụ nữ giỏi giang và xinh đẹp, nhưng sau khi lập gia đình thì quyết định ở nhà chuyên tâm chăm sóc cho gia đình, con cái. Vì vậy mà chị đã từ bỏ sự nghiệp và để cho chồng đảm đương toàn bộ. Tất nhiên, chồng chị cũng là người vô cùng giỏi giang, anh xây dựng sự nghiệp thành công, kết quả là anh không thiếu tiền để chăm lo cho gia đình. Anh cũng là một người đàn ông điển trai, mẫu mực mà bất kỳ chị em phụ nữ nào đều quý mến.
Có lẽ vì vậy mà bắt đầu từ lúc nào, người chị mà tôi biết cũng vừa tự hào về chồng nhưng lại cũng sợ mất chồng. Bởi chị thì chỉ ở nhà, còn anh thì thường xuyên đi lại công tác. Nỗi lo càng lớn dần theo thời gian khi con cái lớn lên. Chị bắt đầu sinh ra nghi ngờ, ghen tuông và tìm mọi cách để kiểm soát chồng. Kiến cho chính chồng chị cũng mệt mỏi. Không khí gia đình trở nên nặng nề.
Cho tới cuối cùng thì điều gì chị lo lắng cũng đã diễn ra, chồng chị quả thực đã có người phụ nữ khác. Và chính thức muốn chia tay vợ!
Bạn có nghĩ rằng ngay từ ban đầu, ngay từ khi mới lập gia đình, chẳng có người đàn ông hay người phụ nữ nào lại chuẩn bị sẵn tâm thế rằng mình sẽ đi ngoại tình cả. Chỉ vì cuộc sống nảy sinh quá nhiều vấn đề khiến cho mối quan hệ ngày càng trở nên dạn nứt, và ngoại tình cũng là một trong số đó.
Tâm thức sợ mất chồng, thực ra đã được cài đặt vào trong người chị trong câu chuyện trên từ tuổi thơ. Đến khi điều kiện thuận lợi thì hạt giống này mới nảy nở. Và chính tâm thức này đã thúc đẩy cách chị hành động, ứng xử và thu hút về điều kiện cần thiết để đẩy chồng đi xa khỏi vòng tay của mình.
Muốn tái xây dựng lại hạnh phúc gia đình trong câu chuyện trên, chỉ cần bắt đầu từ người phụ nữ. Bằng việc thay đổi nguyên nhân trong tâm thức của mình từ sợ mất sang một tâm thức đủ đầy và niềm tin vào chồng.
Khi tôi chia sẻ điều này thì nhiều chị em nói rằng vậy trách nhiệm ở người đàn ông thì sao, hay tại sao phải là phụ nữ thay đổi…
Đúng là như vậy, đàn ông cũng có trách nhiệm và cần thay đổi. Tuy nhiên, tôi nói điều này bởi tôi đặt người phụ nữ lên vai trò quyết định và làm chủ. Vậy một người làm chủ hạnh phúc gia đình sẽ chủ động thay đổi mình hay chờ đối phương thay đổi để gia đình được hạnh phúc?
Tất nhiên, lựa chọn cuối cùng nằm trong tay bạn
Cũng xin lưu ý rằng: Câu chuyện trên chỉ là ví dụ để các bạn hiểu hơn về chủ đề tôi muốn chia sẻ và không nên áp dụng máy móc vào tình huống của bạn. Bởi cùng kết quả là ngoại tình nhưng có thể tâm thức bên dưới mỗi người khác nhau. Tương tự, có những mô thức tâm thức tương tự nhau nhưng lại biểu hiện ra kết quả khác nhau.
Là vợ chồng của nhau, có tờ giấy đăng ký kết hôn nhưng không có nghĩa là ta có quyền áp đặt đối phương theo ý kiến của mình.
Có bao giờ bạn mong muốn xây dựng hạnh phúc gia đình bằng việc mong điều tốt đẹp cho chồng mình bằng cách mong anh ấy luyện tập thể dục để nâng cao sức khỏe. Mong anh ấy bỏ rượu bỏ thuốc, mong anh ấy tập trung xây dựng sự nghiệp, mong anh ấy học tập, đọc sách…?
Trước kia, tôi đã nghĩ rằng hạnh phúc gia đình đồng nghĩa với những tiêu chuẩn khắt khe của thành công và cuộc sống. Tôi đã cố gắng thay đổi chồng mình: Anh nên dậy sớm hơn vì người thành công thường dậy sớm, anh không nên ăn nhiều để bụng “bự” sẽ xấu, anh nên, anh nên,….Tôi đã nghĩ rằng tất cả những gì mình làm là vì muốn tốt cho chồng. Là vì muốn xây dựng hạnh phúc gia đình.
Cái tôi không ngờ được là: Chồng tôi lại có những tiêu chuẩn khác về cuộc sống hạnh phúc, chúng tôi đã không có cùng cái nhìn về sự hạnh phúc. Tiếp đó, chính sự mong muốn, thúc giục chồng thay đổi mà tôi đã vô tình gây áp lực và khiến cho không khí gia đình trở nên căng thẳng.
Nhiều cuộc cãi vã, chiến tranh lạnh…đã xuất hiện
Trong nhiều năm, tôi vẫn luôn bảo vệ ý kiến của riêng mình rằng tất cả những gì tôi muốn “LÀ ĐÚNG” và tôi chỉ muốn tốt cho gia đình thôi, tôi chỉ muốn “xây dựng hạnh phúc gia đình thôi”. Chồng tôi cũng muốn xây dựng hạnh phúc gia đình, nhưng, không theo cách mà tôi nghĩ.
Việc áp đặt ý kiến cá nhân này thực tế xuất hiện ở cả phụ nữ lẫn đàn ông. Bởi ai cũng thấy rằng ý kiến của mình là đúng.
Vậy, nếu bạn là người chủ động, chúng ta hoàn toàn có thể lắng nghe và hiểu từ góc nhìn của đối phương. Rồi dần dần cùng nhau mở rộng góc nhìn cả nhân để hiểu cùng một cách.
Có một điều chắc chắn là: Để gia đình hạnh phúc thì cả vợ và chồng (chưa kể là con của bạn nữa) cần có cách hiểu giống nhau về hạnh phúc gia đình.
Trên hành trình nghiên cứu, tiếp cận và làm việc với những gia đình có trục trặc từ nhỏ tới lớn trong hôn nhân. Tôi cũng phát hiện ra rằng bản thân mỗi người vợ, người chồng đều có những dấu ấn tâm thức sai lầm, tổn thương tạo nên con người hiện tại.
Vậy ai là người chủ động nhận thức để chữa lành tâm thức của mình. Thì họ không những giúp mình mà còn giúp được đối phương. Từ đó thực sự xây dựng hạnh phúc gia đình.
Tôi đã có một bài viết về chủ đề thương lấy chính mình nói nhiều về những biểu hiện của các tổn thương hay những tâm thức thiếu xót đang khiến cho cuộc sống của chúng ta- đặc biệt là các chị em phụ nữ gặp vấn đề. Bạn có thể đọc thêm về TỰ THƯƠNG LẤY CHÍNH MÌNH để thêm hiểu biết về bản thân nhé!
Không cần cố gắng chăm sóc gia đình, chồng con bằng việc chăm chút cơm ăn, áo mặc…Đây mới là điều quan trọng!
Gia đình hạnh phúc cần những bữa ăn ấm áp yêu thương. Nhưng những bữa ăn ấm áp và yêu thương không đồng nghĩa với việc bạn phải cố gắng chu toàn và dành hết thời gian cho bếp núc, nội trợ mà quên đi những điều quan trọng khác.
Tôi thực sự cảm thông với các chị em phụ nữ, vì, tôi cũng là một người phụ nữ. Trong vai trò nội trợ và lại vẫn làm việc hay gánh vác kinh tế gia đình. Chúng ta quả thật phi thường vì khả năng làm việc!
Nhưng, đôi khi vì quá bận rộn với nhiều vai trò trong cuộc sống, chúng ta quên mất vài điều quan trọng.
Đầu tiên, đó là cần phải biết quan tâm chăm sóc cho chính mình, dành thời gian cho chính mình. Nếu chính ta mà còn không tự yêu lấy mình, thử hỏi ai có thể yêu thương ta?
Tham khảo bài viết: Tự thương lấy mình
Tham khảo bài viết: Tìm lại bình yên trong cuộc sống bận rộn
Điều tiếp theo là, thay vì phải ôm hết tất cả mọi việc, chi bằng chúng ta hãy “tạo điều kiện” để cho cả chồng và con chúng ta cùng tham gia chia sẻ công việc. Điều này không chỉ giúp ta “nhàn hơn” mà còn giúp xây dựng hạnh phúc gia đình và giúp gắn kết các thành viên trong gia đình sâu sắc hơn.
Mới đầu sẽ có nhiều khó khăn nếu chúng ta quá cầu toàn mọi việc đúng ý mình, hãy học cách giảm sự kỳ vọng xuống và hài lòng với những điều chưa hoàn hảo nhé!
Điều quan trọng nhất, là biết cách ghi nhận, dù đó là chồng hay con bạn thì việc ghi nhận có sức mạnh thực sự to lớn. Tôi đã ứng dụng điều này cho chính cuộc sống của mình và nó thực sự hiệu quả. Đây là một phương thuốc hữu hiệu cho hạnh phúc gia đình.
Sau khi những nhu cầu ăn, mặc, ở không còn là mối bận tâm lớn nhất thì nhu cầu về sự ghi nhận cần được đánh giá cao hơn bao giờ hết.
Điều đáng tiếc là, hầu hết những bi kịch của hạnh phúc gia đình cũng đến từ việc không biết ghi nhận. Ghi nhận bản thân, ghi nhận chồng/ vợ/ con của mình. Một cách vô thức chúng ta dễ tập trung vào khuyết điểm hơn là ưu điểm, dễ tập trung vào thiếu xót hơn là điều làm tốt.
Quy luật của sự tập trung: Khi ta tập trung vào điều gì, điều đó sẽ mạnh lên. Tập trung vào hạnh phúc thì hạnh phúc gia tăng, tập trung vào điểm mạnh, điều tốt thì những thứ tốt đẹp sẽ tăng trưởng. Đây là nguyên tắc vô cùng quan trọng để xây dựng hạnh phúc gia đình!
Tôi sẽ chia sẻ nhiều hơn về VAI TRÒ CỦA GHI NHẬN trong podcast số 3. Hãy theo dõi kênh youtube để đón nghe nhé!
Kết luận
Chúng ta có thể may mắn có được gia đình hạnh phúc. Chúng ta cũng có thể thấy mình bất hạnh. Hoặc còn điều gì đó chưa thực sự hài lòng về hôn nhân của mình. Dù là gì đi chăng nữa, việc thấu hiểu những quy luật để xây dựng hạnh phúc gia đình sẽ thực sự giúp chúng ta CHỦ ĐỘNG xây dựng hạnh phúc BỀN VỮNG.
Vận may là do ta tạo nên!
Đăng ký nhận bài học hữu ích hàng tuần qua email bằng cách điền vào form dưới đây
Hãy để lại comment hoặc câu hỏi mà bạn muốn tôi chia sẻ nhiều hơn nhé!
Vì cuộc sống ý nghĩa- trọn vẹn và tự do đích thực của bạn!
Phương Hà- Chuyển Hóa Tâm Thức