7 Sai lầm giao tiếp trong gia đình tuyệt đối cần tránh để không phá nát hạnh phúc

Mục Lục

Sai lầm giao tiếp trong gia đình là chủ đề chúng ta sẽ cùng nhau thảo luận trong bài viết này

Nếu như thay vì cố gắng học 100 kỹ năng giao tiếp hiệu quả, bạn chỉ cần không mắc phải 7 lỗi giao tiếp trong gia đình này thì chất lượng các mối quan hệ và hạnh phúc gia đình đã được cải thiện đáng kể

Bài viết này dành cho những chị em đang muốn học cách xây dựng hạnh phúc gia đình tốt hơn, đang gặp vấn đề giao tiếp với chồng hoặc con. Hoặc những chị em đang muốn tìm xem điều gì đang tạo nên căng thẳng trong gia đình. Có lẽ, câu trả lời của bạn có thể tìm thấy trong những sai lầm giao tiếp trong gia đình bên dưới

Sự im lặng không đúng cách là sai lầm giao tiếp trong gia đình dễ gây nên tan vỡ !

Im lặng là tốt trong nhiều trường hợp, đặc biệt là khi trong cuộc cãi vã hay nóng giận, người chủ động im lặng là người kiểm soát được cảm xúc của mình tốt hơn.

Tuy nhiên, sự im lặng đôi khi cũng là liều thuốc độc cho hạnh phúc sai lầm

Im lặng là một trong những sai lầm giao tiếp trong gia đình xuất hiện phổ biến khi

  • Các thành viên giữ kín mà không nói ra ý kiến, suy nghĩ của mình
  • Im lặng theo kiểu chán không buồn nói. Nói nhiều quá không được tới mức không muốn nói thêm nữa
  • Im lặng do mất niềm tin, thất vọng. Thực chất ẩn dưới sự im lặng này là những cảm xúc nặng nề đến cực đoan. Ví dụ khi trong gia đình người chồng ngoại tình, người vợ đã nhiều lần yêu cầu và cho chồng cơ hội sửa đổi nhưng ngựa vẫn quen đường cũ. Tới khi người vợ mất hoàn toàn niềm tin ở chồng, cô ấy có thể trở nên im lặng
  • Im lặng do sự khinh thường

Dù là im lặng theo cách nào, thì sự im lặng không mang tính xây dựng này cũng là một sai lầm giao tiếp trong gia đình dễ dẫn tới hủy hoại hạnh phúc gia đình

Giải pháp để thay đổi sai lầm giao tiếp trong gia đình này là: Giao tiếp đúng cách, bắt đầu bằng sự lắng nghe chân thành và chia sẻ ý kiến mang tính xây dựng. Bạn có thể tham khảo về cách giao tiếp đúng đắn tại đây

Sự vòng vo cũng là sai lầm giao tiếp trong gia đình phổ biến

Vòng vo là sai lầm giao tiếp trong gia đình

Vòng vo là cách nói khá trực diện. Hay nói cách khác là Không nói thẳng vào chủ đề chính, nói bóng gió.

Cách giao tiếp này thường đến từ việc người nói “ngại” nói ra trực tiếp, vì vậy nên tìm các cách diễn đạt khác để “mong” được đối phương hiểu.

Tuy nhiên, có hai vấn đề lớn dễ xảy ra

  • Một là không hiểu ý, đôi khi người nghe chẳng thể đoán biết được ý của người nói. Điều này sẽ khiến người nói thất vọng và vô tình nuôi dưỡng những cảm xúc không tốt trong hôn nhân
  • Hai là hiểu sai ý, bởi lẽ mong muốn không được nói ra trực tiếp mà nói gián tiếp nên không tránh khỏi hiểu sai. Nói trực tiếp mà đôi khi vẫn chưa hiểu nhau chứ huống gì nói gián tiếp. Hiểu sai ý vừa làm khó người nghe vừa làm người nói thất vọng

Sai lầm giao tiếp trong gia đình này thường xuất hiện nhiều đặc biệt ở các gia đình Phương Đông, chúng ta được học từ người xung quanh từ khi còn nhỏ về việc không được đòi hỏi, hoặc vì những mong muốn khi chúng ta nói ra thường xuyên bị phủ nhận. Vì vậy mà việc nói thẳng càng lúc càng trở nên khó khăn

Học cách để nói lên mong muốn của mình thẳng thắn và xây dựng là cách tốt nhất để vừa giúp cho chính bản thân chúng ta được nói ra mong muốn và quan điểm của mình. Cũng vừa giúp cho người nghe không phải nát óc suy nghĩ. Khi hiểu được nhau và có cùng tiếng nói thì hạnh phúc từ đó cũng được cải thiện đáng kể

Phê phán, chê trách

Lỗi giao tiếp trong gia đình phổ biến xuất hiện trong 99% các gia đình, giữa vợ chồng, giữa bố mẹ với con cái chính là sự chê trách, phê phán, phàn nàn, quát mắng

Chúng ta thường nói rằng phê phán để giúp cho đối phương tốt hơn. Nhưng thực sự ít người biết cách phê phán đúng cách để giúp người nghe nhận ra vấn đề và tốt hơn.

Sự phê phán khi chĩa vào vấn đề sẽ không khiến cho tình hình tốt lên. Sự phê phán hướng tới giải pháp khi được người nghe sẵn sàng đón nhận mới thực sự giúp cho họ được cải thiện, mối quan hệ cũng được cải thiện và tốt hơn

Trước kia tôi cũng thường xuyên phê phán người bạn đời của mình.

Hiện tại, thay vì phê phán, tôi tôn trọng sự khác biệt và trải nghiệm cũng như bài học mà mỗi người cần trải qua. Đồng thời, tập trung vào điểm mạnh để khích lệ và động viên và phát triển điểm tốt ở đối phương

Bạn có thể nghe thêm podcast giao tiếp hiệu quả trong gia đình tại đây để có thêm góc nhìn nhé!

Đổ lỗi, tôi không sai

Sai lầm giao tiếp trong gia đình này cũng xuất hiện nhiều và tích lũy dần thành những mâu thuẫn lớn hơn

Nếu thành thực với chính bản thân, chúng ta sẽ thấy mình đổ lỗi khá nhiều đó

Khi xảy ra mâu thuẫn, tranh cãi hay bất đồng. Nếu nhìn mọi việc khách quan thì không ai hoàn toàn đúng và cũng không ai hoàn toàn sai

Sai lầm giao tiếp trong gia đình này thường xuất hiện khi mỗi người cố gắng bảo vệ quan điểm cá nhân. Kết quả là vợ thì thấy chồng sai, chồng thì thấy vợ sai. Mỗi người luôn có lý lẽ riêng

Xử lý sai lầm giao tiếp trong gia đình này bằng cách: Tạm đặt cái tôi của mình xuống để đứng trong vai trò của người đối diện. Khi đó chúng ta bắt đầu dễ cảm thông cho nhau hơn. Lúc này mầm mống của sự hòa hợp với thực sự được nuôi nấng và phát triển.

Mong muốn vợ/ chồng mình thay đổi theo ý mình

Đây lại là một Sai lầm giao tiếp trong gia đình có ảnh hưởng nghiêm trọng tới hạnh phúc

Sai lầm giao tiếp trong gia đình này thường xuất hiện ở cả mối quan hệ vợ chồng, và trong mối quan hệ bố mẹ và con cái.

Chúng ta thường nói rằng muốn tốt cho đối phương nên mới mong họ thay đổi. Vậy tại sao đó tôi lại nói đây là sai lầm giao tiếp trong gia đình?

Bởi, đó là suy nghĩ của riêng ta. Với đối phương thì chưa chắc đó đã là điều tốt

Chồng tôi trước kia là một người ít giao tiếp đặc biệt với người lạ, trong khi chúng tôi lại kinh doanh và cần gặp gỡ giao lưu nhiều. Tôi đã từng mong muốn chồng tôi chịu khó cởi mở giao tiếp nhiều hơn nhưng mỗi lần bàn tới chuyện này thì thường không có được đồng thuận mà lại gây tranh cãi.

Sau này khi tôi không cố gắng thay đổi nữa tôi mới nhận ra rằng việc anh không tham gia quá sâu vào giao tiếp giúp anh có khả năng quan sát tuyệt vời. Vì vậy mà có thể nắm bắt tổng quát rất tốt. Nó trở nên vô cùng hữu ích khi chúng tôi coaching cho khách hàng xử lý vấn đề của họ.

Một lần nữa, tôi chỉ muốn nói rằng: Chúng ta hãy tôn trọng sự khác biệt của đối phương, tôn trọng trải nghiệm và bài học riêng của đối phương

Khi tôi đã xử lý được sai lầm giao tiếp trong gia đình này, tập trung vào điểm mạnh của anh. Kết quả là bây giờ anh đã cởi mở hơn rất nhiều trong mọi cuộc giao tiếp. Đồng thời vẫn có khả năng quan sát tuyệt vời mà tôi phải xách dép mới chạy theo được

Xử dụng ngôn ngữ xúc phạm, miệt thị

Bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu như người bạn đời dùng nhưng ngôn ngữ xúc phạm?

Tổn thương sâu sắc, cảm thấy không được tôn trọng…

Xúc phạm, miệt thị là lưỡi dao sắc lẹm và dễ dàng cắt đứt mối quan hệ nhanh chóng hơn bất cứ sai lầm giao tiếp trong gia đình nào khác.

Chúng ta dễ mắc lỗi này khi rơi vào cơn giận mất kiểm soát.

Để giải quyết thì cách triệt để nhất là học cách làm chủ cảm xúc của mình

Đồng thời, chúng ta nên thường xuyên nghĩ về những điều đáng trân trọng và ngưỡng mộ ở người bạn đời thay vì tập trung vào những điểm xấu

Tuyệt đối không nên để sai lầm giao tiếp trong gia đình này xuất hiện. Bởi khi đã xảy ra, chúng ta khó lòng mà lấy lại được sự tin tưởng và quý trọng trọn vẹn từ người bạn đời của mình!

Tự hiểu/ Nói gián tiếp qua người khác

Một sai lầm giao tiếp trong gia đình xuất hiện nhiều đặc biệt ở nữ giới (chính tôi cũng đã mắc sai lầm này rất nhiều trong quá khứ)

Tôi còn nhớ trước kia tôi mong muốn người yêu mình phải quan tâm tới mình bằng cách tặng quà hay gửi lời chúc những ngày lễ của phụ nữ.

Khi không nhận được bất kỳ lời chúc nào thì không phải nói, tôi thất vọng tràn trề.

Sau này khi thực sự nói ra mong muốn của mình, thì tôi mới biết quan điểm của anh về điều này: Anh muốn thể hiện tình cảm thông qua hành động chứ không phải chỉ ở lời nói!

Tôi bắt đầu thông cảm và không còn kỳ vọng ở anh nữa.

Điều thú vị là, càng về sau, anh càng biết cách nói những lời yêu thương nhiều hơn. Chúng tôi giao tiếp với nhau theo cách rất thân mật. Và tất nhiên nói luôn đi kèm với hành động. Chúng tôi cảm nhận được tình yêu từ sâu trong trái tim.

Có nhiều câu chuyện khác khiến cho sai lầm giao tiếp trong gia đình này trở nên phức tạp hơn. Ví dụ như khi bạn đã có con, bạn không nói thẳng với người bạn đời của mình mà nói thông qua con cái.

Điều này thực tế chỉ khiến cho con bạn khó xử, làm khó người bạn đời của mình, khiến cho họ không cảm nhận được sự trân trọng từ mình. Và “tự chuốc khổ vào thân” khi suy nghĩ không được nói ra và đáp ứng

Giải pháp tốt nhất khắc phục sai lầm giao tiếp trong gia đình này là bằng con đường giao tiếp. Giao tiếp thẳng thắn và xây dựng. Xem bài viết về cách giao tiếp hiệu quả TẠI ĐÂY

Kết Luận

Giao tiếp hiệu quả là chất dinh dưỡng nuôi nấng hạnh phúc gia đình

Mắc phải những sai lầm giao tiếp trong gia đình kể trên lai là liều thuốc độc phá nát hạnh phúc

Tôi hi vọng rằng với những chia sẻ là đúc rút của tôi trong hành trình xây dựng hạnh phúc gia đình sẽ giúp bạn có thêm những góc nhìn thú vị!

Hãy để lại comment về trải nghiệm của bạn nhé!

Để lại email để nhận những bài học giá trị hàng tuần

Sai lầm giao tiếp trong gia đình cần tuyệt đối tránh

Bài Viết Mới

Khóa Học Mới